Di sản dùng vào việc thờ cúng
Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của dân ta, thể hiện lòng tôn kính đối với người đã chết và nhằm giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo bộ các truyền thống tốt đẹp đó bằng cách cho phép các cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng dường như là một “đặc thù” của Việt Nam vì trong nhiều hệ thống pháp luật không thấy xuất hiện chế định này.
1. Quy định của pháp luật dân sự về di sản dùng vào việc thờ cúng
Căn cứ theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trong trường hợp không có di chúc, nhưng trên cơ sở ý nguyện của người quá cổ trước khi chết và mong muốn của những người hưởng thừa kế sau khi người để lại di sản chết[1] nhưng di sản vẫn được coi là để thờ cúng.
2. Về sử dụng di sản thờ cúng
Một trong những đặc tính đặc thù của di sản dể thờ cúng là nó không bị chia theo yêu cầu của một cá nhân. Theo đó, di sản này được sử dụng để thờ cúng tổ tiên, người đã chết trong gia đình và giao cho người được cử đại diện để quản lý di sản thờ cúng.
[1] Đỗ Văn Đại (2009), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, NBX Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 359.
Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:
Địa chỉ: Văn phòng Luật sư Quang Thái, số 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.
Website: luatthuake.vn
Email: tuvan@luatsuquangthai.vn
Điện thoại: 090 384 0440