VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ

liên hệ: 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1

email: tuvan@luatsuquangthai.vn

Điện thoại: 0912 12 68 12

Văn phòng tư vấn luật thừa kế - Luật sư Quang Thái

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

I. THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nhiều quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, một trong những quan hệ đó là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

2. Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau:

  • Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
  • Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Thừa kế có yếu tố nước ngoàiThủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định 
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ 
ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có 
nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu 
không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản 
của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng 
chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau:

  • Cách thứ nhất:

Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế.Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).
Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

  • Cách thứ hai:

Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

3. Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

a) Về quy định được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo quy định mới của Luật nhà ở năm 2014 thì kể từ ngày 01/07/2015, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Đây là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được tự mình đứng tên quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai – nhà ở. Cụ thể, Luật Nhà ở 2014 quy định:

i. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (khoản 2, điều 8);

ii. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ (điểm b, khoản 2, điều 160)

b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.
Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).

c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

  • Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau
  • Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);
  • Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;
  • Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

II. Liên hệ Luật sư tư vấn:

Ngoài ra, Văn phòng luật của Luật sư chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn luật lĩnh vực khác như tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật sở hữu trí tuệ, tư vấn luật lao động, tư vấn luật hình sự, tư vấn thủ tục ly hôn...

Hãy liên hệ chúng tôi để được Luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời vấn đề pháp lý của Quý khách.


Bài viết liên quan
Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Trong điều kiện kinh tế phát triển và sự hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong đó không thể tránh được các tranh chấp phát sinh trong quan hệ trên.

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Tư vấn, soạn thảo lập di chúc có yếu tố nước ngoài (hình thức có hiệu lực của di chúc, các vấn đề thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc)

Thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài

Liên quan đến quan hệ thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài có rất nhiều vấn đề phức tạp, để có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền thừa kế, Văn phòng Luật sư Quang Thái với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng ...

Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài: 1./ Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước. 2./ Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước. 3./ Tài sản thừa kế ở nước ngoài. Theo quy định tại Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 về Thừa kế theo pháp luật có yếu tố ...

Xem tất cả »


Tư vấn pháp luật

© 2014 - Bản quyền Văn Phòng Luật Sư Quang Thái

Liên hệ