VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ

liên hệ: 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1

email: tuvan@luatsuquangthai.vn

Điện thoại: 0912 12 68 12

Văn phòng tư vấn luật thừa kế - Luật sư Quang Thái

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

I. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).

Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc:

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Di chúc;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;
  • Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

II. Quy trình thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

Để có thể giúp quý vị có thể nắm bắt được thủ tục khai nhận thừa kế theo di chúc, Văn phòng luật sư Quang Thái sẽ tóm tắt quy trình thực hiện thủ tục nói trên như sau:

  • Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
  • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Trường hợp chỉ một người duy nhất thì lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 50 Luật Công chứng. Trường hợp người thừa kế có cả người thừa kế theo di chúc và những người được hưởng di sản theo Điều 669 Bộ luật Dân sự thì có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (tất cả các thừa kế cùng nhận di sản và không thỏa thuận phân chia) hoặc lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.
  • Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, những người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).

III. Liên hệ Luật sư tư vấn:

  • Liên hệ luật sư giỏi về thừa kế:  Văn phòng số 12, đường Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP HCM

Ngoài ra, Văn phòng luật của Luật sư chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ tư vấn luật lĩnh vực khác như tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai, tư vấn luật hôn nhân gia đình, tư vấn thủ tục ly hôn, tư vấn luật sở hữu trí tuệ, tư vấn luật lao động, tư vấn luật hình sự...

Hãy liên hệ chúng tôi để được Luật sư tư vấn nhanh chóng, kịp thời vấn đề pháp lý của Quý khách.


Bài viết liên quan
Khai nhận di sản thừa kế ở đâu

Khai nhận di sản thừa kế ở đâu

Để xác định được nơi khai nhận di sản thừa kế cần xuất phát từ quy định về địa điểm mở thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 611 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là trường hợp người thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định trong các trường hợp sau:

Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ Hôm nay, ngày tháng năm 20...., tại trụ sở Văn phòng công chứng ......................., địa chỉ: Số ................................................................................................................................... Tôi là: ...................., sinh ngày........................, chứng minh nhân dân số .....................do Công an ...............cấp ngày......................., đăng ký hộ khẩu thường trú tại

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của Bộ luật dân sự, Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc mà trong đó có liên quan đến người nước ngoài hoặc tài sản nước ngoài.

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế: Văn phòng luật sư Quang Thái cung cấp cho quý khách mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế tham khảo như sau:

Xem tất cả »


Tư vấn pháp luật

© 2014 - Bản quyền Văn Phòng Luật Sư Quang Thái

Liên hệ