Thừa kế tài sản đang thế chấp
1. Cơ sở pháp lý
Một trong các quyền quan trọng nhất của người sử dụng đất đó là được để lại thừa kế quyền sử dụng đất sau khi qua đời. Đây là một quyền rất quan trọng và việc thực hiện quyền này diễn ra sau khi người có tài sản không còn sống.
Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng trong trường hợp tài sản để lại thừa kế là nhà đất nhưng đang được thế chấp, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đồng nghĩa với việc giấy tờ tài sản đang do tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nắm giữ thì chủ sử dụng đất có quyền lập di chúc để lại thừa kế tài sản hay không? Trong trường hợp người đó muốn lập di chúc tại Văn phòng công chứng thì thủ tục như thế nào, có tiến hành được hay không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp luật này, nhưng từ các quy định pháp luật có liên quan thì chủ sử dụng đất, sở hữu nhàở hoàn toàn có quyền để lại thừa kế trong thời gian nhà đất đang được dùng thế chấp, bảo lãnh đểđảm bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng thông qua việc lập di chúc.
Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 có nêu rõ người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định khi đáp ứng các điều kiện như: Nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủđiều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Pháp luật cũng không có quy định nào buộc việc lập di chúc phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Tại Điều 718 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng chỉ quy định “Bên thế chấp được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”, chứ không có quy định nào cấm bên thế chấp không được để lại tài sản là quyền sử dụng đất trong khi tài sản đó đang thế chấp.
Tuy nhiên, khi thế chấp, bảo lãnh thì những giấy tờ gốc về quyền sử dụng, sở hữu tài sản do bên nhận thế chấp nắm giữ nên việc thực hiện thủ tục công chứng di chúc sẽ có thể gặp một số khó khăn.
2. Thủ tục lập di chúc thừa kế tại Văn phòng công chứng khi tài sản thừa kế là tài sản đang thế chấp và giấy tờ tài sản đang được Tổ chức tín dụng, ngân hàng nắm giữ
Theo quy định pháp luật, cơ quan công chứng trước khi chứng thực nội dung di chúc ngoài việc đánh giá tính tự nguyện, tình trạng minh mẫn của người lập di chúc sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ tài sản (đối với các tài sản mà Pháp luật quy định phải đăng ký). Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản thế chấp có thể làm đơn yêu cầu tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đang quản lý giấy tờ gốc cử người mang theo giấy tờ gốc về quyền tài sản thừa kế để Cơ quan công chứng kiểm tra đối chiếu. Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu nội dung di chúc hợp pháp, kiểm tra xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ nhân thân, giấy tờ tài sản Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục làm chứng di chúc theo quy định của pháp luật.Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng sẽ tiếp tục những giấy tờ gốc về quyền tài sản của người để lại di chúc.
BAN BIÊN TẬP - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THÁI